Các biện pháp phòng tránh mã độc trên Android (P1)

Chào bạn, hôm nay Varan Studios sẽ gợi ý cho các bạn các biện pháp đơn giản nhất để phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo tinh vi thường thấy. Tránh việc lộ thông tin cá nhân cũng như các chương trình phát tán các mã độc trên điện thoại của bạn. Trong phần này mình sẽ gợi ý các trường hợp thường thấy nhất từ các cấp độ cơ bản đến các trường hợp nguy hiểm mà bạn cần phải tránh.

1. Mạng xã hội và phương tiện liên lạc

Với xã hội phương tiện

Việc sử dụng mạng xã hội để làm phương tiện liên lạc chính trong công việc cũng như kết nối với gia đình họ hàng, bạn bè là điều thiết yếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Việc cập nhật thông tin cá nhân của bạn để xác thực bạn là chính bạn trên các trang thông tin, hay bạn muốn đây là nơi lưu giữ hình ảnh kỉ niệm, là nơi bạn kinh doanh, là nơi bạn tìm đến vì việc làm, hay trao đổi học tập, vv,… là điều bình thường nhưng lại là kho tàng đối với kẻ xấu. Những tấm hình bạn đăng, thông tin bạn đưa lên các trang mạng nếu không bảo mật và giữ gìn tài khoản của mình thật tốt thì một ngày đẹp trời bạn sẽ bị đá đít ra khỏi chính tài khoản của mình bởi một người lạ. Chính mình cũng không mong muốn điều đó, và mình cũng mong người theo dõi mình gặp phải điều tồi tệ đó.

Dù với hình thức nào thì tội phạm công nghệ cao, lừa đảo đang lợi dụng sự sơ hở, chủ quan và mạo danh để lợi dụng và chiếm đoạt tài sản cũng như tinh thần của bạn. Chính mạng xã hội là nơi bắt nguồn cho nhiều hình thức lừa đảo tinh vi: Giả người thân chuyển tiền, lừa đảo việc làm online, đa cấp,… hãy đưa mình vào tâm trạng tỉnh táo và cảnh giác khi chọn lọc và đọc thông tin trên mạng xã hội. Dưới đây là câu chuyện riêng của mình.

Mình từng gặp nhiều trường hợp bạn bè bị lộ mật khẩu ở các tiệm Photocopy hay các quán nét do quên đăng xuất hoặc còn lưu lại cookie trong lịch sử trình duyệt ở những nơi công cộng đó. Vì vậy khi sử dụng các thiết bị công cộng ở các nơi như vậy cần đăng xuất toàn bộ và xóa lịch sử trình duyệt cũng như Cookies (Mình sẽ giải thích ở các bài viết sau).

Ví Cookies là mẩu bánh mì không đối với bạn, nhưng với kẻ gian đó là nơi họ sẽ trục lợi.

~Varan~

Chính vì lẽ đó hãy nhớ đăng xuất mật khẩu bất kì tài khoản nào và nếu không thể xóa lịch sử truy cập (nếu đó là máy bạn mượn thì không nên nhé) bạn hãy nhớ thời gian truy cập và tên thiết bị. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra được việc mình đã để lộ tài khoản của mình ở đâu trong trường hợp có cảnh báo đăng nhập lạ từ các thiết bị không phải của bạn.

Trong đó, cá nhân Varan thường thấy mọi người thường bỏ qua các biện pháp bảo mật sẵn có nằm trong phần bảo mật của các ứng dụng mạng xã hội. Hãy chú đến mục Bảo mật 2 lớp có sẵn trong các nền tảng. Tính năng mà ít ai biết cũng như là cánh cửa an toàn nếu bạn có để lộ mật khẩu của mình. Tính năng bảo mật 2 bước được Google và Facebook làm khá tốt tuy còn nhiều lỗ hổng nhưng dù sao khi bạn bị hack thì đó là thứ bạn có thể bám víu và là cơ sở cho việc lấy lại tài khoản của bạn. Vì lẽ đó hãy bật tính năng này lên và dùng các biện pháp bảo mật do các nền tảng đó cung cấp nhé.

Mong bạn đừng lưu mật khẩu các tài khoản quan trọng vào trình duyệt. Vì khi máy bạn bị mất quyền kiểm soát máy tính như anh streamer Người Cao Bằng nào đó. Khi đã bị hack thì bạn mất quyền kiểm soát tài khoản là điều sẽ diễn ra nhanh thôi. Vì lẽ đó hãy tránh nhấp vào các link khả nghi, hay tải các file tài liệu giả mạo và sử dụng các phần mềm diệt Virus bản quyền cho điện thoại và máy tính của bạn.

Điều cuối cùng nếu bạn đã bị hack tài khoản hay cảm thấy mình bị lộ thông tin, mất quyền kiểm soát tài khoản xã hội của bạn. Hãy đổi mật khẩu ngay lập tức, hoặc đổi mật khẩu các tài khoản một tháng 1 lần. Và ra nhà sách mua cho mình một quyển sổ tay để ghi nhớ mật khẩu nếu bạn não cá vàng giống như mình. Có nhiều cách để bạn lưu mật khẩu các loại tài khoản nhưng kiểu ” old school ” này là hữu ích nhất. Nhưng đừng để “lạc” mất quyển sổ này đó, nếu có hãy đổi mật khẩu ngay nhé.

Mình sẽ trở lại vào phần tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *